Saturday, November 30, 2013

NHỮNG BÃI TẮM KHỎA THÂN NỔI TIẾNG NHẤT HÀNH TINH

Với phương châm “Nhìn và được nhìn”, Cap d’Agde thuộc nước Pháp nổi tiếng với khu bãi tắm khỏa thân dài 2km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch đến tận hưởng những ngày nghỉ không quần áo đến độ đã được xếp vị trí đầu trong danh sách các khu nghỉ mát được ưa chuộng nhất ở Pháp.

Friday, November 29, 2013

NHỮNG TRANG HỒI KÝ RẤT ĐÁNG ĐỌC


1     2      3           5      6      7      8       9
10       11       12       13       14       15      16       17



1      2      3      4      5     6     


1      2      3      4      5     6      7


1    2    3    4    5    6   7

Sunday, November 17, 2013

VIỆT NAM ĐẮC CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: ĐIỀU KHÔNG THỂ NÀO HIỂU ĐƯỢC

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

PHẢN HỒI MỘT BÀI VIẾT TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nguyễn Thằng TỒI!
Báo An Ninh Thế Giới (ANTG) của cộng sản Việt nam Ngày 07 tháng 5 năm 2008, đăng một bài báo với tiêu đề là Sự Thật Về Cái Gọi Là “Trà Đàm Dân Chủ” một phần để bôi nhọ một tổ chức dân chủ của những người Việt nam yêu nước đang trăn trở với hiện tình của đất nước; và mặt khác là che đậy gốc tích của một tên sỹ quan tình báo của CSVN được cài cắm sang hoạt động trên đất nước Chùa tháp để đàn áp những người Việt đang tỵ nạn chính trị tại đây và cũng để dập tắt các phong trào “chuyển lửa về quê nhà”.

Friday, November 15, 2013

HIỆP HỘI ĐIỆN ẢNH VƯƠNG QUỐC ANH - BRITISH ASSOCIATION OF CINEMATOGRAPHER - LÀM PHIM VỀ NGUYỄN TƯỜNG VÂN

Nguyễn Thu Trâm
 

Hầu như mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đều biết đến Nguyễn Tường Vân là người Úc gốc Việt cùng người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa sinh ngày 17 tháng 8 năm 1980 tại trại tị nạn SongKhla thuộc miền Nam Thái Lan và sau đó, định cư tại Úc theo mẹ đã bị kết án buôn lậu ma túy theo luật Singapore và 
 
đã chịu án tử hình dưới hình thức bị treo cổ theo Đạo luật Lạm dụng Ma túy, mặc dù có sự can thiệp tích cực của chính quyền Úc cũng như của một số cá nhân và tổ chức, vào ngày  2 tháng 12 năm 2005 sau 3 năm bị giam giữ  tại Nhà tù Changi của Singapore.

BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM VỪA LÉN LÚT THỪA NHẬN HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI”?

(Chinhphu.vn) – Đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris (Pháp), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đặc biệt đánh giá cao Hồ sơ về đại thi hào Nguyễn Du vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam và cả khu vực.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”, đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 “Danh nhân Văn hóa thế giới” là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

Thursday, November 14, 2013

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ !?

Nguyên Anh  - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào, tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát sau đó không lâu!

Wednesday, November 13, 2013

VẼ VÀ XÓA ANH HÙNG

Sài Gòn - Ngày 8 tháng Sáu năm 1971

Cộng sản tuyên truyền giỏi đến nỗi huyền thoại Nguyễn Văn Bé, một trong những anh hùng Việt Cộng hàng đầu, vẫn còn sống dai dẵng cho đến ngày hôm nay bất chấp cách đây bốn năm người ta đã công bố rộng rãi huyền thoại ấy hoàn toàn là dối trá. 

THẬT MỈA MAI! VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 184/192.  Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài nóng.
Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ vừa bầu ra 14 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền, đây là cơ quan theo dõi và kiểm soát tình trạng lạm dụng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết trong những trường hợp cần thiết. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192 phiếu thuận.

VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN, LIỆU VIỆT NAM CỞI MỞ HƠN?

Hôm qua 12/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dù nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu thêm 14 ghế trong số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm, và không thể được bầu lại ngay sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: RẤT KHÓ TIN VÀO TẬP CẬN BÌNH – VIỆT NAM ĐÃ NẰM TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Phạm Trần  - Bài Phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.
Cũng trong cuộc phỏng vấn sẽ được chiếu trên Đài Truyền hình SBTN tối Thứ Sáu (8/11/2013) trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam”, Giáo sư Hùng còn giải thích tại sao Trung Quốc phải “cải tổ sâu rộng” trong thời gian tới và có phải Việt Nam đã “nằm gọn” trong qũy đạo của Trung Quốc, sau chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Lý Khắc Cường? 

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Sau đây là Toàn văn cuộc Phỏng vấn: 
H: Thưa Giáo sư, như ông đã biết trong tháng 10 vừa qua, hai Lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc là Tổng Bí thư và Chủ tịch Nhà nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thăm một số nước trong vùng Đông Nam Á và đồng thời đề nghị khối ASEAN hợp tác để “phát triển trên biển” và cùng nhau xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển” trong thế kỷ 21.

Ông có biết tại sao Trung Quốc lại tỏ ra tha thiết muốn hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á vào thời gian này và đâu là lý do khiến họ đặt trọng tâm vào việc yêu cầu khối ASEAN “hợp tác và phát triển trên Biển Đông”?

Đ: Đây là chiến dịch “tấn công thiện” cảm đợt 2 (second charm offensive) của Trung Quốc theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Chiến dịch tấn công thiện cảm đợt 1 được khởi động trong những năm đầu thế kỷ nhắm vào các nước Đông Nam Á, trùng hợp với giai đoạn George W. Bush lên cầm quyền với chính sách ngoại giao đơn phương, áp đặt. Nó được thể hiện qua chính sách viện trợ rộng rãi, các ưu đãi thương mại, và việc ký kết “Hiệp ước thân thiện và thân hữu” với ASEAN song song với việc thay cụm từ “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) bằng cụm từ “phát triển hòa bình” (peaceful rise) để giải tỏa mối lo ngại về hậu quả của sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc.

Tình hình này thay đổi từ khi Trung Quốc công khai công bố “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông (2009) và dùng vũ lực để áp đặt đòi hỏi quá đáng của mình. Chính sách này tạo ra phản ứng bất lợi từ phía Mỹ và các nước Á châu khác khiến họ nghiêng về Mỹ và tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Thêm vào đó, việc can thiệp trăng trợn và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN khiến tập thể này không đưa ra được thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang năm 2012 khiến các quốc gia đó cảnh giác và đoàn kết hơn trước áp lực của Trung Quốc. Tình trạng bất lợi này là nguyên nhân dẫn đến chiến dịch “tấn công thiện cảm” đợt 2, vớí khẩu hiệu “con đường tơ lụa” và “hợp tác để phát triển trên biển.”

Nên nhớ chính sách này chỉ được áp dụng một cách tùy tiện. Trong khi Trung Quốc ve vãn một số các nước Đông Nam Á thì họ lại gia tăng áp lực đối với một số nước mà Trung Quốc cho là cứng đầu và không thể lôi ra khỏi quỹ đạo của Mỹ, như Nhật và Phi Luật Tân. Đây là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vừa ve vãn vừa răn đe các nước Đông Nam Á.

H: Theo các Tài liệu mà tôi đọc được thì các nước trong Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các thành viên “có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc “gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Ma Lai Á, Brunei và Nam Dương tỏ ra “rất dè dặt” với đề nghị mới của Trung Quốc. 

Theo Giáo sư thì nguyên nhân “dè dặt” của ASEAN bắt nguồn từ đâu? Vì chưa biết bụng dạ Trung Quốc ra sao hay ASEAN cần có thời gian để suy nghĩ?

Đ: Lãnh đạo các nước ASEAN không ngây thơ và dễ tin. Họ dè dặt vì muốn chờ xem hành động cụ thể của Trung Quốc như thế nào. Sư dè dặt này bắt nguồn từ kinh nghiệm của họ với những hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, với đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải quá đáng của Trung Quốc, cũng như quan tâm của họ về ý đồ thực sự của nước này qua chương trình canh tân quân sự, gia tăng nhanh chóng khả năng tấn công của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự dè dặt của các nước ấy cũng khác nhau về mức độ. Trong những nước mà ông kể thì Indonesia không có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và họ còn muốn đóng vai trò trung tâm trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) chứ không phải chỉ trong vùng Á châu-Thái Bình Dương. Tương đối họ không ngại Trung Quốc trừ khi Trung Quốc làm hại đến sự đoàn kết ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality) mà Indonesia là một thành phần chủ lực. Đối với bốn nước còn lại, tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Brunei và Mã Lai Á không gay gắt bằng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Việt Nam và Phi Luật Tân cho nên sự dè dặt của hai nước sau này cũng lớn hơn.

H: Trong Bài diễn văn đọc trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng: “Trung Quốc và các nước ASEAN như môi với răng, cùng gánh vác trách nhiệm giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực… Chúng ta cần phải từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, tích cực đề xướng quan niệm mới về an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác, cùng nhau giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực”.

Ông thấy đề nghị này của họ Tập có “nghiêm chỉnh không”? Ông có thấy là giới lãnh đạo mới của Trung Quốc không còn có ý đồ “bá quyền” như thời “Diều hâu-Bá đạo” Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không?

Đ: Bài diễn văn của ông Tập rất khéo với nhiều hứa hẹn đường mật. Mục đích chính của nó là khuyến cáo cần tránh chiến tranh lạnh, vì chiến tranh lạnh sẽ đưa đến thế đối đầu, liên minh quân sự, tranh vùng ảnh hưởng khiến Trung Quốc có thể lâm vào thế bị Mỹ vây chặn với chính sách be bờ mới (containment).

Còn ý đồ bá quyền là ý đồ tự nhiên của nước lớn mạnh nhất trong vùng, không lãnh tụ Trung Quốc nào tránh được hấp lực của nó.

Diều Hâu hay hòa bình?

H: Thưa Giáo sư Hùng, cũng trong Bài Diễn văn ấy, ông Tập Cận Bình cũng nói:”Về một số bất đồng và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, hai bên cần phải trước sau như một kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, xử lý thoả đáng thông qua đối thoại bình đẳng và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn đại cục của quan hệ song phương và ổn định của khu vực.”

Ông có lạc quan khi thấy ông Tập Cận Bình đã khẳng định dùng “biện pháp hòa bình”, thay vì võ lực để giải quyết tranh chấp và như vậy phải chăng họ Tập đã kìm chế được phe Diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc vẫn hô hào sử dụng võ lực để đánh chiếm cho thật nhanh các quần đảo còn lại trên Biển Đông, phần lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam?

Đ: Đề nghị kể trên của ông Tập không có gì hoàn toàn mới, nó chỉ nhắc lại lập trường và cam kết cũ. Chừng nào mà Trung Quốc chưa chính thức bãi bỏ “Đường lưỡi bò” và tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia tranh chấp không đồng đều thì khó có thể có sự “xử lý thỏa đáng” thông qua “đối thoại bình đẳng được.”

Nói rằng Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình thì đúng, còn bảo rằng ông kiểm soát được “phe Diều hâu hiếu chiến” thì không đúng hẳn. Tôi không nghĩ rằng việc “hô hào xử dụng võ lực để đánh chiếm thật nhanh” các đảo còn lại trên Biển Đông phản ánh lập trường của một phe có thế lực trong Bộ Chính Trị của Trung Quốc, nhất là của phe quân đội, như nhiều nhà bình luận suy đoán. Trong tổ chức chính trị của các đảng cộng sản nói chung và của đảng cộng sản Trung Quốc nói riêng thì “chính trị là thống soái,” quân đội luôn luôn phải ở dưới quyền kiểm soát của lãnh đạo chính trị. Nếu đó là áp lực của quân đội thì tại sao Trung Quốc lại đấu dịu ở Đông Nam Á trong khi làm găng với Nhật ở Bắc Á?

H: Thưa Giáo sư, ông là Chuyên viên về Chính trị và Ngoại giao Quốc tế tại Đại học George Mason, ông đánh giá về “con người Hòa Bình” của Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình như thế nào sau khi nghe họ Tập nói câu này trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa qua: “Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hòa bình, kiên định bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao hòa bình độc lập và tự chủ, kiên định bất di bất dịch thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng. Sự phát triển của Trung Quốc là sự lớn mạnh của lực lượng hòa bình thế giới, là sự tăng cường cho năng lượng dương hữu nghị, mang lại cơ hội phát triển chứ không phải là đe dọa cho châu Á và thế giới.”?

Đ: Ở Hoa Kỳ, nếu Tổng Thống Franklin Roosevelt có thể bỏ chủ thuyết Monroe coi Mỹ là thống soái ở Mỹ châu La tinh để thay thế nó bằng chính sách “láng giềng thân thiện” (good neighborliness) thì người ta cũng có thể hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thật tâm muốn thay đổi chính sách ngoại giao của Trung Quốc như lời ông nói.

Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ rằng các hành động lấn lướt, khiêu khích gần đây của Trung Quốc, như cát giây cáp của tàu Việt Nam và khuynh đảo sự đoàn kết của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ở Nam Vang, đều đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập.

Nói đến lời hứa, tôi xin nhắc đến tuyên bố chắc nịch của Ayatollah Ali Khameini. Nhà lãnh đạo tôn giáo tối cao của Iran từng xác quyết rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử vì hành động này không những “vô ích, nguy hiểm” mà còn là một “cái tội,” không phù hợp với kinh Quran (kinh thánh của Hồi giáo). Cho đến giờ phút này, tôi tin lời của ông Khameini hơn lời hứa của ông Tập.

Trung Quốc cải tổ và Việt Nam

H: Thưa Giáo sư, Hội nghị Trung ương 3 Khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 12 tháng 11 này, theo đó một kế họach được gọi là “cải tổ toàn diện và sâu rộng” nhất từ Cuộc cải cách 33 năm trước dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ được đem ra thảo luận.

Ông đánh giá như thề nào về quyết định cải tổ lần này và tại sao Trung Quốc lại cần phải có một cuộc “cải tổ sâu rộng” như vậy?

Đ: Trước hội nghị trung ương 3 năm nay của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiều tin đồn về “cải tổ toàn diện và sâu rộng” xuất phát từ ngay những người thân cận với ông Tập Cận Bình; họ cho rằng những cải tổ trung ương 3 khóa 18 lần này nếu không quan trọng hơn thì cũng không kém những cải tổ do Đặng Tiểu Bình đề xuất tại trung ương 3 khóa 11.

Lý do cần có những cải tổ quan trọng vì mức độ phát triển kinh tế của Trung Quốc bị khựng lại trước tình hình kinh tế toàn cầu không có gì là khả quan. Cải tổ của Đặng Tiểu Bình đã đi hết chu kỳ của nó. Mô thức phát triển cũ dựa vào xuất khẩu dùng nhân công rẻ để sản xuất hàng rập khuôn hàng nước ngoài không hữu hiệu nữa khi giá nhân công Trung Quốc gia tăng và khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc ở bên ngoài giảm. Nhiều kinh tế gia cho rằng mô thức phát triển mới của Trung Quốc phải dựa vào tiêu thụ nội địa và vào khả năng sáng tạo và phát minh, nhưng khó có thể khuyến khích sáng tạo trong một môi trường chính trị kiểm soát, thông tin bưng bít. Nhu cầu cải tổ chính trị một cách sâu rộng thì có, làm thế nào để cải tổ mà vẫn giữ được ổn định chính trị là một thử thách lớn cho trung ương 3.

Ngay trong trung tâm quyền lực của Trung Quốc cũng có những đề nghị cải tổ mạnh bạo. Thông Đốc Ngân Hàng Trung Ương Chu Tiểu Xuyên hô hào cải tổ lãnh vực tài chính. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển thuộc Quốc Vụ Viện (Hội đồng Nội các) đề nghị giảm đặc quyền kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh, cho nông dân quyền mua bán ruộng đất, và cho chính quyền địa phương rộng quyền hơn trong việc thu thuế và sử dụng thuế. Những cải tổ này không những chỉ đụng chạm đến tín điều căn bản của Xã hội Chủ nghĩa mà còn đụng chạm đến đặc quyền đặc lợi của nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Đó là những quyết định nhức nhối mà trung ương 8 của đảng Cộng sản Trung quốc phải cứu xét và chọn lựa.

H: Sau cùng, xin Giáo sư bình luận về Thỏa hiệp mới về “hợp tác trên biển” giữa Việt nam và Trung Quốc vừa công bố trong Tuyên bố chung tại Hà Nội ngày 15/10/2013, tiếp theo sau chuyến thăm 2 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tôi muốn hỏi ông rằng, có phải thỏa hiệp Hà Nội đã đáp lại mong muốn của Bắc Kinh như những gì hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã nói trong các chuyến du hành Đông Nam Á của họ trong 2 tuần lễ đầu tháng 10 vừa qua?

Đ: Lần trước ông (Chủ tịch Nhà nước) Trương Tấn Sang đi Trung Quốc (19/06/2013) để ký kết “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Lần này ông Cường thăm Việt Nam, ký tuyên bố chung làm “sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước. Về ngôn từ thì vẫn “16 chữ vàng, 4 tốt, hợp tác cùng phát triển, để ý đến đại cục, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại, dễ trước khó sau…” Về bản chất thì những cam kết này chỉ nhằm xây dựng quan hệ chằng chịt giữa hai nước và hai đảng về mọi phương diện, mọi cấp bậc, qua cả những dự án xây cất đường xá và phương tiện giao thông nối liền hai nước và chương trình nối kết thế hệ thanh niên hai nước, khiến Việt Nam khó thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc không những bây giờ mà còn trong tương lai 

Riêng vấn đề “hợp tác cùng phát triển trên biển,” tuyên bố chung chỉ đưa ra những nguyên tắc đàm phán. Cụ thể là cam kết “kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động phức tạp, mở rộng tranh chấp” và tìm kiếm các “biện pháp có hậu quả để kiểm soát tranh chấp.” Đó chỉ là những lời hứa. Mà lời hứa thì không mất tiền mua. -/-

(6/11/2013)

Phạm Trần

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Trong mọi cuộc bầu cử, ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của “đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền của CSVN “Tân” thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”

CHUYỆN KINH HÃI Ở HÀ NỘI: CÁ SẤU TÁP NGƯỜI - BÃO NỔI LÊN RỒI

Cà Phê Cộng NHÂN DÂN MIỀN BẮC LÊN ĐỒNG TẬP THỂ TRONG TANG LỄ HỒ CHÍ MINH 

BÁC SỸ RỪNG RÚ, THAY VÌ CẮT RUỘT THỪA LẠI CẮT NHẦM RUỘT GIÀ KHIẾN BỆNH NHÂN TỬ VONG

Sau gần hai mươi ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương (TW) Huế, chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong. Trước đó, ngày 22/10, chị được chuyển vào từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới  trong tình trạng hết sức nguy kịch do nhiễm trùng đường ruột nặng.

ĐẠO HỒ VÀ NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM

Nhóm Hành Khất 
A- Đạo Hồ 

Đạo Hồ (hay Đạo Bác Hồ) dường như có khái niệm từ năm 2005, tồn tại và tìm cách phát triển hơn sau những phản ứng “đưa cao đánh khẻ” của giới chức cầm quyền địa phương, do bà Nguyễn Thị Điền - sau lầu bạo bệnh thập tử nhất sinh - chủ xướng tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội với ngôi nhà 3 tầng mới, sang trọng được gọi là Điện Hoàng Thiên Long.

Hiện nay “bộ sách Kinh Thiên và kho sách Văn Thiên do Thiên Linh ứng giáng đến nay đã có 50 tập Văn Thiên và còn tiếp nữa vì linh giáng ‘Biển Đông hết nước thì Trời mới hết linh, Trời hết linh thì đầu Điền mới hết chữ.’ ” [theo như nguyên văn: sic] vì đó, theo như bà Điền, là “kho báu Thiên Trao Ngọc Hạp,” là “kho lưu trữ Văn Lang,” và là “kho dược Nam cứu thế” được linh ứng viết ra từ “Thượng Đế Hồ Chí Minh,” kiêm “Đức Hồ Ngọc Phật.”

TANG LỄ VÕ NGUYÊN GIÁP, MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VỀ TẨY NÃO

Việt Nam có hai ông Võ Nguyên Giáp. Một ông Võ Nguyên Giáp đã chết từ năm 1984 và một ông Võ Nguyên Giáp khác vừa mới qua đời. Hai ông Võ Nguyên Giáp về thịt xương chỉ là một ông nhưng trong quan điểm của lãnh đạo CS lại là hai. Khi Võ Nguyên Giáp còn sống đảng xem như đã chết nhưng khi Võ Nguyên Giáp tắt thở đảng lại quyết định ông ta phải sống như một “anh hùng dân tộc”.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG BỬU QUYẾN CỤ TÔN THẤT TẦN

Bằng Phong Đặng Văn Âu  - Nhân đọc lại chuyện nhà văn Vũ Thư Hiên tường thuật về người tù dưới chế độ cộng sản lâu năm Tôn Thất Tần được Dân Làm Báo trích đăng lại, tôi xin kể thêm đôi chút để độc giả tường. Cụ Tôn thất Tần là anh ruột của Nghị sĩ VNCH Tôn Thất Uẩn và bà Tôn Nữ Oanh, tức là bà quả phụ Hà Thúc Ký – Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng. Con gái của cụ Tôn Thất Tần là cô Tôn nữ Giáng Tiên, hiền thê của thi sĩ Trần Mạnh Hảo, là bạn thời thơ ấu của tôi. Tôi lớn tuổi hơn cô Tiên. Nhân được tin cụ Tôn Thất Tần qua đời, tôi xin thành kính chi buồn cùng anh Tôn Thất Uẩn, chị Hà Thúc Ký và cô Tôn nữ Giáng Tiên. Nguyện cầu hương linh người quá cố bình an nơi cõi vĩnh hằng.

CHUYỆN VỀ CỤ TÔN THẤT TẦN QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN


Cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời hôm 4/11/2013 tại Sài Gòn, hưởng thọ 96 tuổi. Cụ ông Tôn Thất Tần sinh năm 1918 trong một gia đình hoàng tộc tại Huế, từng bị chế độ CS bỏ tù với thời gian kỷ lục lên đến 30 năm tù vì tội danh có tên 'phản cách mạng'.
Được xem một trong những người tù cộng sản phải chịu án lâu nhất tại Việt Nam, trong suốt thời gian từ năm 1946 đến 1976, cụ ông Tôn Thất Tần đã phải trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất tại miền Bắc. 

VIẾNG ĐÁM TANG CỤ ÔNG TÔN THẤT TẦN - NGƯỜI BỊ HỒ CHÍ MINH VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BỎ TÙ 32 NĂM KHÔNG XÉT XỬ

Châu Văn Thi - Được tin nhạc phụ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo là cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời, chúng tôi tất tả đi viếng đám tang của cụ ông ở chùa Đại Giác, Phú Nhuận. Sau khi thắp hương xong cho cụ, chúng tôi có ngồi nói chuyện với gia đình. Bà Tôn Nữ Giáng Tiên cho biết ông là một trong những người tù lâu năm nhất dưới chế độ cộng sản. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn còn minh mẫn đến những ngày cuối đời nhưng từ lâu ông đã không còn màng chuyện thế sự...

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO UNG THƯ GAN GIAI ĐOẠN CUỐI: LÁ ĐU ĐỦ VÀ SẢ

Cách đây hơn hai năm, anh em VHV trường Võ Bị  Dalat nhận được hai tin không vui về một cựu Giáo sư, anh Phùng Văn Bộ là việt kiều Canada đang gặp phải:

 - Một là hơn nửa triệu đô  la đầu tư về VN  bi. mất trắng và

 - Hai là  Anh gặp bệnh nan y: Ung thư gan giai đoạn cuối, sau xét nghiệm cuối cùng về y khoa ở bệnh viện ở Canada.  Anh đã nằm viện mấy tháng, khối u gan trên 04 cm đã được xử dụng kỹ thuật cao chặn đứng sự di căn bằng cách cắt, cô lập cách mạch máu nuôi u và đưa thuốc vào nội tạng gan để cô lập.

HÀ NỘI: DÂN VÂY KÍN TRỤ SỞ ỦY BAN, PHẢN ĐỐI CON CHÁU GIẶC HỒ CƯỚP PHÁ MỒ MẢ - ĐÁNH NGƯỜI TRỌNG THƯƠNG

Chiều nay, 13/11/2013, đông đảo bà con nhân dân thôn Mai Phúc đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) để biểu tình phản đối CA, chính quyền địa phương cướp phá mồ mả, đánh đập người dân.

TẠI SAO TÔI DỊCH 'BÊN THẮNG CUỘC'?

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10  11 12   13   14   15   16   17   18   19  20   21   22   KẾT
Cuốn 'Bên Thắng Cuộc' của nhà báo Huy Đức hiện đang được giáo sư người Nhật Ari Nakano, nhà nghiên cứu chính trị tại đại học Daito Bunka, Nhật Bản, dịch sang tiếng Nhật.
Bà cũng là người đã từng dịch hai cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết' và 'Mặt Thật' của nhà báo Bùi Tín.