Tuesday, March 11, 2014

CÓ BÀI HỌC NÀO CHO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM?


Nguyễn Thu Trâm
Trong những ngày qua, cả báo chí Việt Nam lẫn Quốc Tế đều đầy kín các bản tin về cuộc chính biến ở Ukraine, về việc cảnh sát chống bạo động đã bắn thẳng vào những người biểu tình khiến hơn 80 người thiệt mạng, mà theo một tài liệu tìm được trong một căn hầm gần nhà của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, thì đích thân Viktor Yanukovych đã vẽ lên kế họach đàn áp đẫm máu người biểu tình Ukraine. Chính ông chuẩn bị đưa 10.000 lính dù, bộ binh và xe tăng phối hợp cùng 20.000 cảnh sát vũ trang sẽ bao vây khu vực chiếm đóng của người dân biểu tình.
Kinh hoàng hơn cả là việc xấp xỉ 100 lính bắn tỉa chuyên nghiệp sẽ được đưa đến, chiếm lĩnh những cao ốc để bắn từ trên cao bắn  xuống  đám đông biểu tình. Kế hoạch này đã được vẽ ra từng chi tiết, sẵn sàng cho cả thành phố Kiev tắm trong biển máu, miễn là dập tắt được làn sóng biểu tình cũng như mọi manh nha đảo chánh nhằm lật đổ chính phủ của tổng thống đương quyền Yanukovych.
May thay, Trời đã không phụ lòng người, cách mạng của nhân dân Ukraine đã thành công trước ngày ĐỊNH MỆNH, tức là ngày mà Viktor Yanukovych sẽ thực hiện hành động đàn áp đẩm máu như kế hoạch đã vạch ra trước đó, nhờ vậy mà  máu nhân dân Ukraine không phải chảy thành sông xương không phải chất thành núi như ý định của kẻ đặt quyền lực và quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc.
Chỉ 48 giờ sau khi nổ ra cuộc bạo động, Viktor Yanukovych đã phải rời khỏi quê nhà, đào tẩu sang Nga để bảo toàn tính mạng, nhưng với những tội ác mà ông ta đã gây ra với người dân Unkaina, dù đang ở Nga nhưng tính mạng của Viktor Yanukovych đã chắc gì đã bảo toàn được.
Nhân chính biến ở Ukraine và sự trốn chạy của một nhà độc tài, xin được điểm lại kết cục của một số lãnh tụ cộng sản cũng như một số nhà độc tài, như là một cảnh báo cho các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam về một kết cục tương tự, không thể tránh khỏi của họ một khi mà nhân dân đồng lòng nỗi dậy.
1.     Kết cục của lãnh tụ cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu:
 
Những giây cuối cùng của vợ chồng Nicolae Ceauşescu
Trong khi cả đất nước đang trải qua thời gian cực kỳ khó khăn với những hàng dài người trước các cửa hàng thực phẩm rỗng không, tổng bí thư đảng cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu thường xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước trong các cửa hàng đầy ắp thức ăn, tới thăm những lễ hội thực phẩm và nghệ thuật lớn nơi người dân mang tới cho ông những lại thực phẩm ngon lành và ca ngợi thành tựu "tiêu chuẩn sống cao" đạt được dưới quyền cai trị của ông. Những đội cung cấp thực phẩm sẽ lấp đầy các cửa hàng trước khi ông đến, và thậm chí những chú bò được nuôi nấng tử tế sẽ được chở đi khắp nước để tham gia vào các cuộc thăm viếng các nông trang của ông. Điều này chắc chắn là không xa lạ gì với Miền Bắc XHCN tại Việt Nam cùng khoảng thời gian đói khát và rách rưới ấy.
Rồi điều gì đến cũng đã đến! Cùng với sự sụp đổ của cái gọi là hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu, vào Ngày 21 tháng 12 năm 1989, cuộc tụ họp lớn, được tổ chức tại nơi giờ là Quảng trường Cách mạng, biến thành sự hỗn loạn. Hình ảnh Ceauşescu vô cảm trước sự la ó của đám đông là một trong những khoảnh khắc mạnh mẽ nhất về sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Vợ chồng nhà độc tài, không thể kiểm soát nổi đám đông, cuối cùng phải ẩn trốn trong toà nhà, và họ tiếp tục ở đó tới ngày hôm sau.
Ceauşescu và vợ Elena đã bỏ chạy khỏi thủ đô với Emil Bobu và Manea Mănescu và đi tới ngôi nhà của Ceauşescu tại Snagov, từ đó họ tiếp tục đi tớiTârgovişte. Gần Târgovişte, họ bỏ lại chiếc trực thăng, đã bị quân đội ra lệnh hạ cánh, khi ấy chiếc máy bay cũng bị giới hạn chỉ bay trong không phận Romania. Vợ chồng Ceauşescu bị cảnh sát bắt giữ. Cuối cùng cảnh sát giao hai vợ chồng cho quân đội. Ngày 25 tháng 12 cùng năm, hai người bị một toà án quân sự xử tử hình vì tội từ làm giàu trái phép cho tới diệt chủng, và đã bị hành quyết tại Târgovişte.
Vợ chồng Ceauşescu bị một đội hành quyết bắn, với hàng trăm người tình nguyện tham gia, gồm cả binh sĩ thuộc trung đoàn dù tinh nhuệ Ionel Boeru, Dorin Cârlan và Octavian Gheorghiu, bằng dùng súng trường. Đội hành quyết không cần đợi việc trói và bịt mắt hai vợ chồng, như truyền thống dành cho người bị hành quyết theo cách đó, mà đơn giản bắn ngay khi họ xuất hiện. Sau khi vụ xử bắn kết thúc, thân thể hai vợ chồng bị phủ vải bạt. Cuộc xử án vội vã và những hình ảnh về cái chết của hai vợ chồng Ceauşescu đã được ghi lại và phát sóng ngay sau đó ở nhiều quốc gia phương tây. Đoạn băng xử án và những hình ảnh thân thể  đã được chiếu cùng ngày hôm ấy trên TV cho công chúng Romania.
2.     Kết cục của nhà độc tài Saddam Hussein:
Saddam Hussein
Là Tổng thống Iraq từ 1979 cho đến năm 2003, nhà độc tài Sadam Husein đã đưa rất nhiều bà con trong dòng tộc ở Tikrit vào nắm những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Với những biện pháp tàn bạo, ông đã gieo rắc sợ hãi trong dân chúng, đặc biệt là đối với khối người Hồi giáo Shia chiếm đa số và khối người Kurd.
Sau khi nắm được quyền lực vào năm 1979 sau một cuộc đảo chính, Saddam Hussein đã tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm xâm lăng nước láng giềng Iran suốt 8 năm (1980-1988) làm hàng triệu người chết và tàn phế của cả hai bên. Điều này đã khiến Liên Hiệp Quốc phải thông qua một nghị quyết cấm vận Iraq.
Trong nước, ông nổi tiếng vì phong cách lãnh đạo "bàn tay sắt". Khi con trai ông bị ám sát, ông đã cho quân giết sạch những người dân ở các làng gần đó. Tiêu biểu cho thời kỳ Saddam có cuộc tàn sát 148 dân làng Doujail người Shiite (năm 1982); cuộc tiêu diệt người Kurd ở làng Halabja vào năm 1987 khiến 5.000 người chết, cuộc tàn sát người Shiite năm 1991, sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất số nạn nhân lên đến hàng chục vạn người.
Do tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, Saddam Hussein đã bị bắt khi quân đội Hoa Kỳ tấn công vào Iraq, và tháng 11 năm 2005 ông bị đem ra tòa án xét xử, và bị kết tội "chống lại loài người", Sadam Hussein đã bị thi hành án tử hình bằng treo cổ tại Bagdad, Iraq Lúc 6 giờ 05' ngày 30 tháng 12 năm 2006.
3.    Kết cục của nhà độc tài Muammar Abu Minyar al-Gaddafi
Muannar Gaddafi
Muannar Gaddafi  là lãnh đạo của "Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo" Libya, ông  còn tự phong cho mình là "Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo". Là người được xem là độc tài, độc đoán và tàn bạo nhất Bắc Phi. Gaddafi từng có những tuyên bố mà xét về độ lọan ngôn hay vỹ cuồng thì không khác mấy so với các lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đại loại như. "Không có nước nào trên khắp hành tinh này lại có một nền dân chủ, ngoại trừ Libya." Hay:  "Những kẻ nào không yêu tôi thì đều không đáng sống".
Ngày 16 tháng 5 năm 2011, Tòa án tội phạm quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Gaddafi và con trai với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm giết hại và tra tấn người biểu tình trong giai đoạn 15 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 2011. Gaddafi đã thực hiện một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình chống lại chính quyền của ông, tiếp sau làn sóng nổi dậy ở khắp Trung Đông hồi đầu năm 2011. Ngày 27 tháng 6, Gaddafi và hai người thân cận nhất - con trai Saif al Islam và lãnh đạo tình báo Abdullah al Sanousi đã chính thức bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay ra lệnh truy nã quốc tế. Đến ngày 25 tháng 10, Gaddafi đã bị những người nổi dậy bắn chết sau khi tìm thấy ông đang ẩn mình dưới một cống thoát nước của thành phố. Cùng xác con trai Mutassim và xác của cựu bộ trưởng quốc phòng Abu Bakr Younis, xác của Muannar Gaddafi đã được đem chôn tại một nơi bí mật trong sa mạc.

Bình luận về cái kết cục của Muannar Gaddafi, Tổng thống Obama khẳng định: “Tôi cho rằng, cái chết thê thảm của nhà độc tài Gaddafi là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những nhà độc tài khác trên thế giới, rằng nhân dân cần được tự do, họ cần được tôn trọng quyền sống cũng như nguyện vọng cơ bản của mình”.
Xin trở lại với chính biến tại Ukraina
Với quyền lực tưởng như tuyệt đối trong tay, và với bản chất tàn bạo của một kẻ độc tài, sẵn sàng đàn áp đẫm máu những người biểu tình bằng một kế hoạch thảm sát được hoạch định đến từng chi tiết hành động với một đội quân hùng hậu và tinh nhuệ gồm 10.000 lính dù, bộ binh và xe tăng phối hợp cùng 20.000 cảnh sát vũ trang sẽ bao vây khu vực chiếm đóng của người dân biểu tình. Xét về mưu mô và sách lược thì kế hoạch của Viktor Yanukovych y như một bản sao chép những việc mà đảng, nhà nước và các cơ quan an ninh của Việt Nam vẫn từng làm mỗi khi ở đâu đó trên đất nước diễn ra một phiên tòa “công khai” xét xử những nhà bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động nhân quyền, hay những lần tụ tập biểu tình của những người yêu nước, phản đối hành động gây hấn hay cướp đất đai, biển đảo của Trung cộng.
Thế nhưng rõ là thiên bất dung gian, trời đã không dung túng cho kẻ thủ ác, nên cuối cùng thì Viktor Yanukovych cũng đã phải trốn chạy tháo thân trước sự phẫn nộ của người dân. Nhân dân, thông qua Chính phủ mới của Ukraine đã phát lệnh truy nã Viktor Yanukovich, đồng thời cũng đã gửi đơn tố cáo Viktor Yanukovych lên tòa án diệt chủng của Liên Hiệp Quốc.
Nhìn lại lich sử cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống tuyên truyền của đảng và nhà nước cũng từng có những chính sách tuyên truyền về những thành tựu kinh tế của nước nhà cũng không khác mấy việc Nicolae Ceauşescu đã từng làm trên đất nước Romani trong khi trên thực tế người dân của cả hai nước Việt Nam và Romania đều đang đói rách như nhau. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng từng thanh trừng và đàn áp đổ máu các đảng phái đối lập và những người chống cộng cũng y như những gì mà Saddam Hussein đã thực hiện đối với ngưới dân Iraq… Và đó, cái hành động hèn với giặc, ác với dân của Viktor Yanukovych, cùng với tài sản kếch sù của ông ta, xem ra cũng không khác mấy so với thái độ cung kính với giặc và tàn ác với dân của các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam… Duy có một điều là những gì đã xãy ra cho các nhà độc tài của Romania, của Iraq và của Libya thì chưa xãy ra với các lãnh tụ của CSVN, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không xãy ra.

Liệu lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN có học được gì cho bản thân và cho gia đình qua lịch sử chính trị của Romania, Iraq, Libya và của Ukraine hiện nay hay không.
Xin xem đây là lời khuyên chân tình của nhân dân dành cho quý vị.

Nguyễn Thu Trâm

No comments:

Post a Comment