Sunday, December 22, 2013

ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI NGHIÊM KHẮC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN

Jared Genser
Biên dịch: Quỳnh Trâm
 Ngoại trưởng John Kerry nên sử dụng chuyến công du của ông tới Việt Nam để nhắc nhở Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền
Jared Genser và Greg McGillivary, The Diplomat
Ngày 13 tháng 12 năm 2013
Trong chuyến đi thứ tư của ông đến châu Á với tư cách của một Bộ Trưởng Ngoại Giao, trong tuần này ông John Kerry đến thăm Việt Nam để “làm nổi bật sự chuyển đổi đáng kể trong mối quan hệ song phương” giữa Washington và Hà Nội.

BỎ ĐẢNG, MỘT VẬN HỘI MỚI CHO QUÊ HƯƠNG



Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Trong những ngày qua, dư luận của người Việt trong và ngoài nước xôn xao trước hiện tượng thoái đảng, bỏ đảng của một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Nếu so sánh với trào lưu thoái đảng ở Trung Quốc với con số 100 triệu đảng viên đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản, thì số lượng những người Việt tuyên bố ly khai khỏi đảng cộng sản Việt Nam quả thực chỉ là một con số quá ư ít ỏi, ấy vậy mà đã tiêu tốn không ít giấy mực của các báo chí lề dân, cũng như khá nhiều thời gian bàn qua tán lại của nhiều người đang nặng lòng với quê hương, với đất nước và với tiền đồ của dân tộc.

JOHN KERRY VÀ HỘI CỰU CHIẾN BINH PHẢN CHIẾN: NHỮNG CON RỐI TRONG TAY HÀ NỘI?


Jerome R. Corsi and Scott Swett

Biên dịch: Nguyễn Thu Trâm
Những tài liệu mới được phát hiện cho thấy có sự liên kết giữa các Cựu chiến binh phản chiến với Cộng Sản Việt Nam
Hai tài liệu tịch thu được từ những cán binh cộng sản Bắc Việt trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, vừa mới được phát hiện gần đây đã hổ trợ mạnh mẽ cho quan điểm cho rằng có một sự liên kết chặt chẽ tồn tại giữa các chế độ cộng sản Hà Nội và Hội Cựu chiến binh phản chiến (VVAW) trong thời gian John Kerry từng làm phát ngôn viên hàng đầu của nhóm phản chiến toàn quốc.

Thursday, December 12, 2013

GIẬT ĐỔ TƯỢNG LÊ NIN LÀ “THIẾU VĂN HÓA”!?

Gửi: Tiến sỹ Vũ Minh Giang Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoàng Thanh Trúc - "...Thưa ông TS Vũ Minh Giang – Khái quát nội dung trên của một kẻ “phàm phu sĩ” mà sự thật ấy bất cứ ai nếu muốn xác minh củng có thể vào mạng truyền thông truy cập, xin hỏi ông? Có can đảm không? Hãy lấy kiến thức của một tiến sĩ mà “phản biện” sát sườn các chi tiết đã nêu ra trong toàn bài viết mà không cần ông phải minh danh, trên trang mạng này – Mong ông đừng sợ mất “cuốn sổ hưu” mà co vòi thụt cổ nếu là một tiến sĩ “thật” – (thời nay “đảng ta” nhiều tiến sĩ dỏm lắm) trân trọng kính chào ông"...

Wednesday, December 11, 2013

ÔNG TỔNG TRỌNG ĐẦU TÔM VÀ QUỐC NẠN THAM NHŨNG

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, đã được nâng lên tầm QUỐC NẠN.

Theo ngữ nghĩa học thì "tham nhũng" hay "tham ô" là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”

BẢNG THEO DÕI NHỮNG HÀNH VI ĐÀN ÁP TINH VI CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM


BẢNG THEO DÕI NHỮNG HÀNH VI ĐÀN ÁP TINH VI CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM
Tình trạng pháp lý cá nhân
(…) Từng/Đang bị quản chế: từ ngày ………..…… đến ngày …………….
(…) Từng/Đang bị địa phương „giáo dục“: từ   ………... đến … …….……
(…) Chưa từng nhận bất cứ lệnh phạt chính thức nào

MẪU PHỎNG VẤN VỀ MỘT TRƯỜNG HỢP VI PHẠM NHÂN QUYỀN

Mẫu phỏng vấn
về một trường hợp vi phạm nhân quyền
Ngày............ /tháng............ / năm............
Người thực hiện phỏng vấn: ...........
Phỏng vấn được thực hiện: Ngày............ /tháng............ / năm............

Mở đầu cuộc phỏng vấn:
Người phỏng vấn
§ phải tự giới thiệu mình là ai,
§ phải trình bày cuộc phỏng vấn được thực hiện cho mục đích gì,
§ phải giải thích rằng ý nghĩa quan trọng của cuộc phỏng vấn là thu thập thông tin xác thực,
§ phải đạt được sự đồng ý, tối thiểu nhất người phỏng vấn sẽ bảo đảm  rằng những thông tin cung cấp sẽ được bảo mật trừ phi được người được phỏng vấn cho phép công bố.
Mẫu này được soạn cho một nhân chứng hoặc một nguồn tin cho nên xin sử dụng thêm giấy khác nếu có nhiều nhân chứng hay nhiều nạn nhân.

Friday, December 6, 2013

ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG



                              TUYÊN BỐ
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

THƠ GỞI ANH ĐẰNG

Nguyễn Ngọc Già - Tôi có chút đắn đo khi đặt tựa bài viết. Ban đầu tôi định lấy tựa đề “Tôi ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng”, nhưng vì muốn chuyển tải bài viết đến nhiều độc giả, nên cuối cùng tôi đã đặt tựa như hiện hữu. Đó cũng là lý do, tôi cần viết theo văn phong “thơ từ” của dân miền Nam, mong anh thông cảm.

HÃY NHƯ ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG: TỪ BỎ” ĐẢNG”

Hoàng Thanh Trúc  - “Họ - những người dứt khoát “vĩnh biệt đảng” - Vì họ không muốn đứng trong hàng ngũ tập đoàn “tội ác chống lại loài người” mà thế giới văn minh đã nhận diện chính xác chỉ danh”...

ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN: 1, 2, 3… "CHÚNG TA BỎ ĐẢNG"

David Thiên Ngọc - Không còn chần chừ gì nữa, cái lằn ranh sợ hãi đã được xóa tan. Những ngọn đuốc gần đây như Huỳnh nhật Tân, Huỳnh nhật Hải, Nguyễn Chí Đức… đã rực cháy và bắt mồi cho nhiều ngọn đuốc khác bùng lên. Ngày hôm nay ông Lê Hiếu Đằng đã tiếp tục gởi thông điệp mãnh mẽ tới đảng viên đảng cộng sản Việt Nam: “Chúng ta bỏ đảng

Thursday, December 5, 2013

PHẢN HỒI MỘT BÀI VIẾT TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nguyễn Thằng TỒI NHỔ RA LIẾM LẠI NGÀN LẦN
Báo An Ninh Thế Giới (ANTG) của cộng sản Việt nam Ngày 07 tháng 5 năm 2008, đăng một bài báo với tiêu đề là Sự Thật Về Cái Gọi Là “Trà Đàm Dân Chủ” một phần để bôi nhọ một tổ chức dân chủ của những người Việt nam yêu nước đang trăn trở với hiện tình của đất nước; và mặt khác là che đậy gốc tích của một tên sỹ quan tình báo của CSVN được cài cắm sang hoạt động trên đất nước Chùa tháp để đàn áp những người Việt đang tỵ nạn chính trị tại đây và cũng để dập tắt các phong trào “chuyển lửa về quê nhà”.

CÂU CHUYỆN TẠI DÒNG CHÚA CỨU THẾ 38 KỲ ĐỒNG...

Anthony Le Anh ấy được phân công theo dõi địa chỉ 38 Kỳ Đồng. Công việc đơn giản thôi: theo dõi những động tĩnh diễn ra tại Nhà thờ Kỳ Đồng và sinh hoạt của các cha, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế...
Mấy ngày đầu nghe những lời kinh ra rả, những lời giảng của mấy cha sao khó nghe, khó ưa quá. Những gì anh được nghe, được nhồi sọ trong trường vẫn còn rõ mồn một và ám ảnh: Tôn giáo là thứ bùa mê cần loại bỏ, những người làm nghề giống như anh không thể nào để mình rơi vào cái bẫy nhẹ nhàng của mấy ông cha được... Ban đầu những lời đó, anh nghe như những điều phải nghe vì nhiệm vụ được giao!

TOÀN DÂN HÃY ĐỒNG THANH THÉT LỚN: PHẢN ĐỐI HIẾN PHÁP MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN!


Người Thường Dân  - Xin mọi công dân VN hãy ghi nhớ: 28 Tháng 11 năm 2013 là một ngày ô nhục của Dân tộc VN! Ngày mà Tổ Quốc VN lại một lần nữa bị giặc nội xâm là tập đoàn cầm đầu ĐCSVN, thái thú của giặc ngoại xâm Bắc triều, siết chặt hơn nữa chế độ đô hộ cực kỳ khắc nghiệt của tập đoàn đó lên đầu, lên cổ Dân tộc ta. 

TUYÊN CÁO THÀNH LẬP “PHỤ NỮ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM”

Cuộc gặp gỡ với bà Jenifer Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/11/2013
Cho đến thế kỷ 21- thời đại của tri thức và dân chủ tự do, Việt Nam vẫn còn là quốc gia có một hồ sơ dày cộm về đàn áp Nhân quyền.

'QUỐC HỘI KHÓA 13 CÓ TỘI VỚI TỔ QUỐC, VỚI DÂN TỘC'


BBC - Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

AI XÚI DẠI HÀ NỘI MANG HIẾN PHÁP RA SỬA, RỒI CHẲNG SỬA GÌ?

Nguyên Châu (Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’.

LUẬT SƯ TRẦN THANH HIỆP: VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIẾN PHÁP – CHỈ CÓ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG


Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp - Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%.

NGHỊ ĐỊNH MỘT TRĂM TRIỆU

Ông Bút - Việt Nam được vào thành viên hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ly rượu mừng chưa kịp nốc cạn, sáng nay 27/11/2013, đảng Cộng Sản ban hành Nghị định 174/2013/NĐ-CP, theo đó ngày 15/1/2014 sẽ phạt những ai: "Tuyên truyền phản động" từ mức 10 triệu, hai mươi triệu, tới một trăm triệu.

VIỆT NAM ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!

Jonathan London Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.

LÁ PHIẾU TRẮNG CỦA NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.

CHỈ CÓ HAI NGƯỜI

Phạm Đình Trọng - Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: “Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi”. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10 h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua...” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa muộn, đói mà không muốn ăn.

SUY NGHĨ TỪ HIẾN PHÁP MỚI

Nguyễn Ngọc Già  - Vì không chấp nhận quan hệ “mật thiết” theo đòi hỏi “gắn bó” yêu đương, một cô gái đã nhận lãnh ca acid từ tên côn đồ [1]. Cùng với cô gái đáng thương, còn 5 người vô tội khác hứng chịu lây. Gã này đã hạ nhục đàn ông Việt Nam bằng hành vi hèn hạ.

BẮC KINH ĐANG LÀM GÌ ĐẤY?

Jonathan London
Trong bối cảnh sự căng thẳng trong vùng đang nổi lên, xin trân trọng chia sẻ một bài đáng đọc của GSTS Mark Beeson do tôi đã dịch (dù thừa nhận chưa chuẩn 100%).

CHỈ CÓ 271 TỪ LÀM NÊN BÀI DIỄN VĂN VĨ ĐẠI NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

"... Chính quyền của dân, do dân và vì dân, sẽ không biến mất khỏi trái đất này."

Ngày 19/11/1863, bài diễn văn Gettysburg được Tổng thống Mỹ khi đó là Abraham Lincoln đọc trước 15.000 người tại trong buổi lễ khánh thành Nghĩa trang quốc gia Gettysburg ở Pennsylvania. 150 năm sau, nó vẫn được coi là phát biểu chính trị vĩ đại nhất từ xưa tới nay.

DÂN 90 TRIỆU, AI NGƯỜI LỚN ?

Tô Văn Trường
Trước hết, tôi phải xin lỗi cụ Tản Đà khi chọn tiêu đề bài viết này để tưởng nhớ đến một tâm hồn, một tài thơ Việt Nam núi Tản sông Đà, ngập tràn lãng mạn, ngập tràn thơ, nhiều khi hóm hỉnh sâu xa đầy gợi mở, thấm đượm yêu nước và tình người, biết bao thương xót.

MỘT BÀI PHÂN TÍCH SÂU SẮC VỀ TÀU CỘNG


Ngày 20/10 vừa qua , cựu Thống Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Gia Mỹ ( 1987-2006 ) , ông Alan Greenspan nhận định :

Kinh tế Trung Hoa sẽ ngày một chậm lại , mặc dù mức sản xuất cao , nhưng toàn vay mượn kỹ thuật ngoại quốc , thiếu sáng kiến , trong 100 hãng xưởng sáng chế hàng đầu thế giới , theo Reuters , Mỹ chiếm hàng đầu với 40 hãng , Tầu không có hãng nào . Tầu chỉ làm gia công , qua các công trình dự án hợp tác với nước khác . Lý do là Tầu độc đảng , cổ điển , không dám nghĩ ngoài khuôn khổ , không dám sáng tạo ( BBC News phỏng vấn ) .

TRÈO RÀO, PHÁ TƯỜNG

Lech Walesa * Trần Quốc Việt  Lời người dịch: Từ một người thợ điện vô danh, Lech Walesa đã tạo ra lịch sử khi lãnh đạo phong trào Công Đoàn Đoàn Kết trong công cuộc đấu tranh giành tự do và dân chủ cho nhân dân Ba Lan, để từ đấy mở đường cho các cuộc cách mạng ở Đông Âu vào năm 1989. Ông đã được trao giải Nobel Hòa Bình, được bầu làm tổng thống Ba Lan đầu tiên sau cộng sản. Đây là trích đoạn bài diễn văn của ông đọc trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 11 1989. Tựa đề của người dịch. 

TUỔI TRẺ VIỆT NAM: MÙ LÒA CHÍNH TRỊ & THẾ HỆ BỊ VỨT BỎ

LMH Tuấn  - Ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi (dù dư luận có nhiều chiều hướng nhận định khác nhau), với tôi – đó là thời điểm mà giá trị niềm tin, giá trị sống lớn nhất và cuối cùng của chế độ được tiễn đưa. 

KHÔNG CÓ TỰ DO NẾU KHÔNG CÓ ĐOÀN KẾT!


Phim tài liệu lịch sử “Từ Đoàn Kết đến Tự Do” về diễn biến cuộc cách mạng đánh đổ chế độ độc tài Cộng Sản tại Ba Lan và vai trò của ông Lech Walesa, chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan.

Saturday, November 30, 2013

NHỮNG BÃI TẮM KHỎA THÂN NỔI TIẾNG NHẤT HÀNH TINH

Với phương châm “Nhìn và được nhìn”, Cap d’Agde thuộc nước Pháp nổi tiếng với khu bãi tắm khỏa thân dài 2km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch đến tận hưởng những ngày nghỉ không quần áo đến độ đã được xếp vị trí đầu trong danh sách các khu nghỉ mát được ưa chuộng nhất ở Pháp.

Friday, November 29, 2013

NHỮNG TRANG HỒI KÝ RẤT ĐÁNG ĐỌC


1     2      3           5      6      7      8       9
10       11       12       13       14       15      16       17



1      2      3      4      5     6     


1      2      3      4      5     6      7


1    2    3    4    5    6   7

Sunday, November 17, 2013

VIỆT NAM ĐẮC CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: ĐIỀU KHÔNG THỂ NÀO HIỂU ĐƯỢC

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

PHẢN HỒI MỘT BÀI VIẾT TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nguyễn Thằng TỒI!
Báo An Ninh Thế Giới (ANTG) của cộng sản Việt nam Ngày 07 tháng 5 năm 2008, đăng một bài báo với tiêu đề là Sự Thật Về Cái Gọi Là “Trà Đàm Dân Chủ” một phần để bôi nhọ một tổ chức dân chủ của những người Việt nam yêu nước đang trăn trở với hiện tình của đất nước; và mặt khác là che đậy gốc tích của một tên sỹ quan tình báo của CSVN được cài cắm sang hoạt động trên đất nước Chùa tháp để đàn áp những người Việt đang tỵ nạn chính trị tại đây và cũng để dập tắt các phong trào “chuyển lửa về quê nhà”.

Friday, November 15, 2013

HIỆP HỘI ĐIỆN ẢNH VƯƠNG QUỐC ANH - BRITISH ASSOCIATION OF CINEMATOGRAPHER - LÀM PHIM VỀ NGUYỄN TƯỜNG VÂN

Nguyễn Thu Trâm
 

Hầu như mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đều biết đến Nguyễn Tường Vân là người Úc gốc Việt cùng người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa sinh ngày 17 tháng 8 năm 1980 tại trại tị nạn SongKhla thuộc miền Nam Thái Lan và sau đó, định cư tại Úc theo mẹ đã bị kết án buôn lậu ma túy theo luật Singapore và 
 
đã chịu án tử hình dưới hình thức bị treo cổ theo Đạo luật Lạm dụng Ma túy, mặc dù có sự can thiệp tích cực của chính quyền Úc cũng như của một số cá nhân và tổ chức, vào ngày  2 tháng 12 năm 2005 sau 3 năm bị giam giữ  tại Nhà tù Changi của Singapore.

BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM VỪA LÉN LÚT THỪA NHẬN HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI”?

(Chinhphu.vn) – Đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris (Pháp), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đặc biệt đánh giá cao Hồ sơ về đại thi hào Nguyễn Du vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam và cả khu vực.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”, đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 “Danh nhân Văn hóa thế giới” là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

Thursday, November 14, 2013

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ !?

Nguyên Anh  - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào, tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát sau đó không lâu!

Wednesday, November 13, 2013

VẼ VÀ XÓA ANH HÙNG

Sài Gòn - Ngày 8 tháng Sáu năm 1971

Cộng sản tuyên truyền giỏi đến nỗi huyền thoại Nguyễn Văn Bé, một trong những anh hùng Việt Cộng hàng đầu, vẫn còn sống dai dẵng cho đến ngày hôm nay bất chấp cách đây bốn năm người ta đã công bố rộng rãi huyền thoại ấy hoàn toàn là dối trá. 

THẬT MỈA MAI! VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 184/192.  Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài nóng.
Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ vừa bầu ra 14 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền, đây là cơ quan theo dõi và kiểm soát tình trạng lạm dụng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết trong những trường hợp cần thiết. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192 phiếu thuận.

VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN, LIỆU VIỆT NAM CỞI MỞ HƠN?

Hôm qua 12/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dù nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu thêm 14 ghế trong số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm, và không thể được bầu lại ngay sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: RẤT KHÓ TIN VÀO TẬP CẬN BÌNH – VIỆT NAM ĐÃ NẰM TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Phạm Trần  - Bài Phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.
Cũng trong cuộc phỏng vấn sẽ được chiếu trên Đài Truyền hình SBTN tối Thứ Sáu (8/11/2013) trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam”, Giáo sư Hùng còn giải thích tại sao Trung Quốc phải “cải tổ sâu rộng” trong thời gian tới và có phải Việt Nam đã “nằm gọn” trong qũy đạo của Trung Quốc, sau chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Lý Khắc Cường? 

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Sau đây là Toàn văn cuộc Phỏng vấn: 
H: Thưa Giáo sư, như ông đã biết trong tháng 10 vừa qua, hai Lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc là Tổng Bí thư và Chủ tịch Nhà nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thăm một số nước trong vùng Đông Nam Á và đồng thời đề nghị khối ASEAN hợp tác để “phát triển trên biển” và cùng nhau xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển” trong thế kỷ 21.

Ông có biết tại sao Trung Quốc lại tỏ ra tha thiết muốn hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á vào thời gian này và đâu là lý do khiến họ đặt trọng tâm vào việc yêu cầu khối ASEAN “hợp tác và phát triển trên Biển Đông”?

Đ: Đây là chiến dịch “tấn công thiện” cảm đợt 2 (second charm offensive) của Trung Quốc theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Chiến dịch tấn công thiện cảm đợt 1 được khởi động trong những năm đầu thế kỷ nhắm vào các nước Đông Nam Á, trùng hợp với giai đoạn George W. Bush lên cầm quyền với chính sách ngoại giao đơn phương, áp đặt. Nó được thể hiện qua chính sách viện trợ rộng rãi, các ưu đãi thương mại, và việc ký kết “Hiệp ước thân thiện và thân hữu” với ASEAN song song với việc thay cụm từ “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) bằng cụm từ “phát triển hòa bình” (peaceful rise) để giải tỏa mối lo ngại về hậu quả của sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc.

Tình hình này thay đổi từ khi Trung Quốc công khai công bố “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông (2009) và dùng vũ lực để áp đặt đòi hỏi quá đáng của mình. Chính sách này tạo ra phản ứng bất lợi từ phía Mỹ và các nước Á châu khác khiến họ nghiêng về Mỹ và tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Thêm vào đó, việc can thiệp trăng trợn và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN khiến tập thể này không đưa ra được thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang năm 2012 khiến các quốc gia đó cảnh giác và đoàn kết hơn trước áp lực của Trung Quốc. Tình trạng bất lợi này là nguyên nhân dẫn đến chiến dịch “tấn công thiện cảm” đợt 2, vớí khẩu hiệu “con đường tơ lụa” và “hợp tác để phát triển trên biển.”

Nên nhớ chính sách này chỉ được áp dụng một cách tùy tiện. Trong khi Trung Quốc ve vãn một số các nước Đông Nam Á thì họ lại gia tăng áp lực đối với một số nước mà Trung Quốc cho là cứng đầu và không thể lôi ra khỏi quỹ đạo của Mỹ, như Nhật và Phi Luật Tân. Đây là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vừa ve vãn vừa răn đe các nước Đông Nam Á.

H: Theo các Tài liệu mà tôi đọc được thì các nước trong Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các thành viên “có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc “gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Ma Lai Á, Brunei và Nam Dương tỏ ra “rất dè dặt” với đề nghị mới của Trung Quốc. 

Theo Giáo sư thì nguyên nhân “dè dặt” của ASEAN bắt nguồn từ đâu? Vì chưa biết bụng dạ Trung Quốc ra sao hay ASEAN cần có thời gian để suy nghĩ?

Đ: Lãnh đạo các nước ASEAN không ngây thơ và dễ tin. Họ dè dặt vì muốn chờ xem hành động cụ thể của Trung Quốc như thế nào. Sư dè dặt này bắt nguồn từ kinh nghiệm của họ với những hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, với đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải quá đáng của Trung Quốc, cũng như quan tâm của họ về ý đồ thực sự của nước này qua chương trình canh tân quân sự, gia tăng nhanh chóng khả năng tấn công của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự dè dặt của các nước ấy cũng khác nhau về mức độ. Trong những nước mà ông kể thì Indonesia không có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và họ còn muốn đóng vai trò trung tâm trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) chứ không phải chỉ trong vùng Á châu-Thái Bình Dương. Tương đối họ không ngại Trung Quốc trừ khi Trung Quốc làm hại đến sự đoàn kết ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality) mà Indonesia là một thành phần chủ lực. Đối với bốn nước còn lại, tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Brunei và Mã Lai Á không gay gắt bằng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Việt Nam và Phi Luật Tân cho nên sự dè dặt của hai nước sau này cũng lớn hơn.

H: Trong Bài diễn văn đọc trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng: “Trung Quốc và các nước ASEAN như môi với răng, cùng gánh vác trách nhiệm giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực… Chúng ta cần phải từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, tích cực đề xướng quan niệm mới về an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác, cùng nhau giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực”.

Ông thấy đề nghị này của họ Tập có “nghiêm chỉnh không”? Ông có thấy là giới lãnh đạo mới của Trung Quốc không còn có ý đồ “bá quyền” như thời “Diều hâu-Bá đạo” Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không?

Đ: Bài diễn văn của ông Tập rất khéo với nhiều hứa hẹn đường mật. Mục đích chính của nó là khuyến cáo cần tránh chiến tranh lạnh, vì chiến tranh lạnh sẽ đưa đến thế đối đầu, liên minh quân sự, tranh vùng ảnh hưởng khiến Trung Quốc có thể lâm vào thế bị Mỹ vây chặn với chính sách be bờ mới (containment).

Còn ý đồ bá quyền là ý đồ tự nhiên của nước lớn mạnh nhất trong vùng, không lãnh tụ Trung Quốc nào tránh được hấp lực của nó.

Diều Hâu hay hòa bình?

H: Thưa Giáo sư Hùng, cũng trong Bài Diễn văn ấy, ông Tập Cận Bình cũng nói:”Về một số bất đồng và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, hai bên cần phải trước sau như một kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, xử lý thoả đáng thông qua đối thoại bình đẳng và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn đại cục của quan hệ song phương và ổn định của khu vực.”

Ông có lạc quan khi thấy ông Tập Cận Bình đã khẳng định dùng “biện pháp hòa bình”, thay vì võ lực để giải quyết tranh chấp và như vậy phải chăng họ Tập đã kìm chế được phe Diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc vẫn hô hào sử dụng võ lực để đánh chiếm cho thật nhanh các quần đảo còn lại trên Biển Đông, phần lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam?

Đ: Đề nghị kể trên của ông Tập không có gì hoàn toàn mới, nó chỉ nhắc lại lập trường và cam kết cũ. Chừng nào mà Trung Quốc chưa chính thức bãi bỏ “Đường lưỡi bò” và tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia tranh chấp không đồng đều thì khó có thể có sự “xử lý thỏa đáng” thông qua “đối thoại bình đẳng được.”

Nói rằng Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình thì đúng, còn bảo rằng ông kiểm soát được “phe Diều hâu hiếu chiến” thì không đúng hẳn. Tôi không nghĩ rằng việc “hô hào xử dụng võ lực để đánh chiếm thật nhanh” các đảo còn lại trên Biển Đông phản ánh lập trường của một phe có thế lực trong Bộ Chính Trị của Trung Quốc, nhất là của phe quân đội, như nhiều nhà bình luận suy đoán. Trong tổ chức chính trị của các đảng cộng sản nói chung và của đảng cộng sản Trung Quốc nói riêng thì “chính trị là thống soái,” quân đội luôn luôn phải ở dưới quyền kiểm soát của lãnh đạo chính trị. Nếu đó là áp lực của quân đội thì tại sao Trung Quốc lại đấu dịu ở Đông Nam Á trong khi làm găng với Nhật ở Bắc Á?

H: Thưa Giáo sư, ông là Chuyên viên về Chính trị và Ngoại giao Quốc tế tại Đại học George Mason, ông đánh giá về “con người Hòa Bình” của Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình như thế nào sau khi nghe họ Tập nói câu này trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa qua: “Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hòa bình, kiên định bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao hòa bình độc lập và tự chủ, kiên định bất di bất dịch thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng. Sự phát triển của Trung Quốc là sự lớn mạnh của lực lượng hòa bình thế giới, là sự tăng cường cho năng lượng dương hữu nghị, mang lại cơ hội phát triển chứ không phải là đe dọa cho châu Á và thế giới.”?

Đ: Ở Hoa Kỳ, nếu Tổng Thống Franklin Roosevelt có thể bỏ chủ thuyết Monroe coi Mỹ là thống soái ở Mỹ châu La tinh để thay thế nó bằng chính sách “láng giềng thân thiện” (good neighborliness) thì người ta cũng có thể hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thật tâm muốn thay đổi chính sách ngoại giao của Trung Quốc như lời ông nói.

Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ rằng các hành động lấn lướt, khiêu khích gần đây của Trung Quốc, như cát giây cáp của tàu Việt Nam và khuynh đảo sự đoàn kết của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ở Nam Vang, đều đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập.

Nói đến lời hứa, tôi xin nhắc đến tuyên bố chắc nịch của Ayatollah Ali Khameini. Nhà lãnh đạo tôn giáo tối cao của Iran từng xác quyết rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử vì hành động này không những “vô ích, nguy hiểm” mà còn là một “cái tội,” không phù hợp với kinh Quran (kinh thánh của Hồi giáo). Cho đến giờ phút này, tôi tin lời của ông Khameini hơn lời hứa của ông Tập.

Trung Quốc cải tổ và Việt Nam

H: Thưa Giáo sư, Hội nghị Trung ương 3 Khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 12 tháng 11 này, theo đó một kế họach được gọi là “cải tổ toàn diện và sâu rộng” nhất từ Cuộc cải cách 33 năm trước dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ được đem ra thảo luận.

Ông đánh giá như thề nào về quyết định cải tổ lần này và tại sao Trung Quốc lại cần phải có một cuộc “cải tổ sâu rộng” như vậy?

Đ: Trước hội nghị trung ương 3 năm nay của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiều tin đồn về “cải tổ toàn diện và sâu rộng” xuất phát từ ngay những người thân cận với ông Tập Cận Bình; họ cho rằng những cải tổ trung ương 3 khóa 18 lần này nếu không quan trọng hơn thì cũng không kém những cải tổ do Đặng Tiểu Bình đề xuất tại trung ương 3 khóa 11.

Lý do cần có những cải tổ quan trọng vì mức độ phát triển kinh tế của Trung Quốc bị khựng lại trước tình hình kinh tế toàn cầu không có gì là khả quan. Cải tổ của Đặng Tiểu Bình đã đi hết chu kỳ của nó. Mô thức phát triển cũ dựa vào xuất khẩu dùng nhân công rẻ để sản xuất hàng rập khuôn hàng nước ngoài không hữu hiệu nữa khi giá nhân công Trung Quốc gia tăng và khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc ở bên ngoài giảm. Nhiều kinh tế gia cho rằng mô thức phát triển mới của Trung Quốc phải dựa vào tiêu thụ nội địa và vào khả năng sáng tạo và phát minh, nhưng khó có thể khuyến khích sáng tạo trong một môi trường chính trị kiểm soát, thông tin bưng bít. Nhu cầu cải tổ chính trị một cách sâu rộng thì có, làm thế nào để cải tổ mà vẫn giữ được ổn định chính trị là một thử thách lớn cho trung ương 3.

Ngay trong trung tâm quyền lực của Trung Quốc cũng có những đề nghị cải tổ mạnh bạo. Thông Đốc Ngân Hàng Trung Ương Chu Tiểu Xuyên hô hào cải tổ lãnh vực tài chính. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển thuộc Quốc Vụ Viện (Hội đồng Nội các) đề nghị giảm đặc quyền kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh, cho nông dân quyền mua bán ruộng đất, và cho chính quyền địa phương rộng quyền hơn trong việc thu thuế và sử dụng thuế. Những cải tổ này không những chỉ đụng chạm đến tín điều căn bản của Xã hội Chủ nghĩa mà còn đụng chạm đến đặc quyền đặc lợi của nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Đó là những quyết định nhức nhối mà trung ương 8 của đảng Cộng sản Trung quốc phải cứu xét và chọn lựa.

H: Sau cùng, xin Giáo sư bình luận về Thỏa hiệp mới về “hợp tác trên biển” giữa Việt nam và Trung Quốc vừa công bố trong Tuyên bố chung tại Hà Nội ngày 15/10/2013, tiếp theo sau chuyến thăm 2 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tôi muốn hỏi ông rằng, có phải thỏa hiệp Hà Nội đã đáp lại mong muốn của Bắc Kinh như những gì hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã nói trong các chuyến du hành Đông Nam Á của họ trong 2 tuần lễ đầu tháng 10 vừa qua?

Đ: Lần trước ông (Chủ tịch Nhà nước) Trương Tấn Sang đi Trung Quốc (19/06/2013) để ký kết “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Lần này ông Cường thăm Việt Nam, ký tuyên bố chung làm “sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước. Về ngôn từ thì vẫn “16 chữ vàng, 4 tốt, hợp tác cùng phát triển, để ý đến đại cục, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại, dễ trước khó sau…” Về bản chất thì những cam kết này chỉ nhằm xây dựng quan hệ chằng chịt giữa hai nước và hai đảng về mọi phương diện, mọi cấp bậc, qua cả những dự án xây cất đường xá và phương tiện giao thông nối liền hai nước và chương trình nối kết thế hệ thanh niên hai nước, khiến Việt Nam khó thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc không những bây giờ mà còn trong tương lai 

Riêng vấn đề “hợp tác cùng phát triển trên biển,” tuyên bố chung chỉ đưa ra những nguyên tắc đàm phán. Cụ thể là cam kết “kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động phức tạp, mở rộng tranh chấp” và tìm kiếm các “biện pháp có hậu quả để kiểm soát tranh chấp.” Đó chỉ là những lời hứa. Mà lời hứa thì không mất tiền mua. -/-

(6/11/2013)

Phạm Trần