1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.
Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.
Tuy
nhiên, trong một cuộc tiếp xúc qua điện thoại tại San Jose, cựu Thủ Tướng
Nguyễn Bá Cẩn đã cho người viết biết rằng trong phiên họp tại Dinh Độc Lập sáng
21 tháng 4 năm 75, chỉ có ba người đó là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng
Thống Trần văn Hương và ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ Tướng Chính Phủ. Ông Thiệu ngồi
giữa, PTT Hương ngồi bên phải và ông Cẩn ngồi bên trái, không hề có cựu Thủ
Tướng Trần Thiện Khiêm như trong các tài liệu khác đã nói. Theo ông Cẩn thì
trong phiên họp nầy, TT Thiệu loan báo cho cụ Hương và ông biết rằng ông đã
quyết định từ chức tổng thống VNCH và yêu cầu Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên
thay thế ông theo đứng tinh thần hiến pháp 1967 (ghi chú: Mạn đàm qua điện
thoại với cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn tại San Jose, California, ngày 6/5/2002)
Trong
cuốn hồi ký Đất Nước Tôi mới xuất bản gần đây, cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho
biết rõ hơn như sau:
“Sáng
thứ Hai (21/4/75) tôi gọi điện thoại hỏi Đại Tá Cẩm, đổng lý Văn Phòng của TT
Thiệu để bàn công việc khẩn cấp, toàn là những tin bất lợi mà tôi thu nhận được
trong hai ngày cuối tuần vừa qua, từ quân sự cho đến ngoại giao, ngoại viện
v.v.. Nhưng Đại Tá Cẩm cho tôi biết nhiều lần là TT Thiệu đang họp với PTT
Hương. Đại Tá Cẩm cũng cho tôi biết là trong ngày Chủ Nhật hôm qua, Đại sứ
Martin đến thảo luận với TT Thiệu về tình hình nguy ngập của miến Nam và hình
như TT Thiệu sẽ lấy những quyết định tối ư quan trọng.
“Sau
cùng vào lúc 11 giờ trưa ngày 21 tháng 4, tôi được mời gặp TT Thiệu. Đến nơi,
tôi nhận thấy không phải chỉ Tt Thiệu mà còn có thêm PTT Hương. Phiên họp võn
vẹn chỉ có ba người. TT Thiệu mở đầu là sau khi thảo luận với Đại sứ Martin,
ông ta quyết định là từ chức và bàn giao trách nhiệm tổng thống Việt Nam Cộng
Hòa cho Phó TT Trần Văn Hương theo đúng hiến định. Việc TT Thiệu từ chức, ông
ta cho biết, là đế xem quốc hội Hoa Ký có thay đổi lập trường của Uy ban quốc
Phòng Thương Viện, tiếp tục quân viện cho Việt Nam để mở đường cho Hoa Kỳ và
đồng minh thương lượng một một giải pháp chính trị mà phía Cộng sản Bắc Việt
nhất quyết từ chối mọi cuộc thảo luận nếu TT Thiệu còn tại chức. Đúng là cả bạn
lẫn thù đang ban cho miến Nam phát súng ân huệ cuối cùng. (ghi chú: Nguyễn Bà
Cẩn, sách đã dẫn, trang 421)
Tuy
cả hai ông Đại sứ Pháp Mérillon và Hoa Kỳ Martin đã thuyết phục TT Thiệu nên từ
chức trong ngày Chủ Nhật nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu cũng chưa có quyết định dứt
khoát vì dường như ông vẫn còn chờ đợi thái độ của các tướng lãnh, ông vẫn còn
chờ đợi xem các tướng lãnh có còn ủng hộ ông trong việc ngồi lại ghế tổng thống
hay không.
Trong
cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết vào năm 1984,
cựu Tổng Thống Thiệu đã tiết lộ với ông rằng trước khi quyết định từ chức, ông
đã mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập để báo cho họ biết về cuộc hội kiến với
đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước: “Ông Thiệu kể cho tôi (năm 1984) là hôm sau ngày
gặp ông Martin, ông đã mời các tướng lãnh đến dinh Độc Lập-. Trong buổi họp ông
cho họ biết về những chuyện Đại sứ Martin đề cập tới.Ông Thiệu nói nếu các
tướng lãnh cho rằng ông là một chướng ngại vật cho hòa bình của đất nước thì
ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì cả. Thế là đã rõ họ không muốn cho ông
ngồi ghế tổng thống nữa. Giữa lúc đó, ông tuyên bố từ chức và Phó Tổng Thống
Trần Văn Hương lên thay. (ghi chú: Nguyễn tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy,
trang 389)
Như
vậy có lẽ TT Thiệu đã tham khảo các tướng lãnh một cách bán chính thức trước
khi quyết định từ chức và khi không còn được họ ủng hộ nữa, khi ông thấy rằng:
“thế là đã rõ họ không muốn ông ngồi lại ghế tổng thống nữa” thì ông mới loan
báo quyết định nầy với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và cựu Thủ Tướng Trần
Thiện Khiêm.
Frank
Snepp, nhân viên CIA và cũng là tác giả cuốn Decent Interval tiết lộ rằng khi
ông Thiệu nói chuyện với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện
Khiêm (hay Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn) tại Dinh Độc Lập thì bộ phận nghe lén của
CIA ở tòa đại sứ Mỹ nghe hết không sót một lời nào. Trùm CIA tại Sài Gòn là
Thomas Polga sau đó đã ra lệnh cho phụ tá của ông là Thiếu Tướng Charles Timmes
đến gặp Đại Tướng Dương Văn Minh ngay chiều hôm đó và hỏi thẳng ông Dương Văn
Minh rằn nếu người Mỹ có cách loại ông Hương ra khỏi ghế tổng thống thì ông
Minh có sẳn lòng đảm nhận chức vụ nầy để điều đình với Việt cộng hay không? Địa
Tướng Minh gật đầu nhận lời, ông bày tỏ sự tin tưởng rằng ông có thể thuyết
phục “phe bên kia” và ông nói với tướng Timmes rằng ông cần gởi ngay một địa
diện của ông sang Paris để thương thuyết ngay với phe công sản. Nghe ông Minh
nói như vậy, tướng Timmes liến mở cặp lấy ngay một ngàn đô la tiền mặt trao cho
ông Minh để mua vé may bay cho người nầy. Frank Snepp chú thích thêm là ông
Minh không hề gởi người nào sang Paris, không dùng đến số tiền nầy và cũng
không trả lại cho người Mỹ. Frank Snepp cũng cho biết thêm là Đại sứ Martin
không hề hay biết gì về việc CIA cho người tiếp xúc với Dương Văn Minh trước
khi ông Thiệu từ chức. (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 395)
Chiều
hôm đó, ông Thiệu triệu tập hội đồng Na Ninh quốc Gia gồm có Phó Tổng Thống
Trần Văn Hương, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu
Trưởng QLVNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Binh, Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, Thiếu
Tướng Đăng Văn Quang, Phụ tá An Ninh, ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của
Trung Tướng Nguyễn Văn toàn, Tư Lịnh Quân Đoàn II và Trung Tướng Nguyễn Văn
Minh, Tư Lịnh Biệt Khu Thủ Đô dù rằng hai nhân vật nầy không phải là thành viên
của HĐANQG. Trong phiên họp nầy, Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng ông sẽ từ chức
và ông sẽ loan báo việc nầy với quốc dân đồng bào vào tối hôm đó.
Theo
cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó đang giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng trong
chính phủ Nguyễn Bá Cẩn và không được mời dự trong phiên họp nầy, Đại Tướng Cao
Văn Viên đã kể lại với ông rằng ông Thiệu nói: “Lý do thứ nhất mà ông từ chức
là vì quân đội đưa ông lên ghế tổng thống năm 1967 thì bây giờ ông phải làm vừa
lòng quân đội vì quân đội định đảo chánh. Lý do thứ hai là ông tar a đi để Hoa
Kỳ viện trợ trở lại cho Việt Nam Cộng Hòa”. Ông Thiệu không nói rõ tên người
nào dự định đảo chánh nhưng theo lời Tướng Trần Văn Đôn thì lúc đó ai cũng nghi
là ông ta, tuy nhiên ông minh xác rằng “sự thật không đúng vậy”. Ông Thiệu cũng
cho mọi người biết rằng ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương
như hiến pháp đã quy định và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhận lời.
Cựu
Đại Tướng cao Văn viên cho biết them: “Trong buổi họp ở Dinh Độc Lập ngày 21
tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu tuyên bố từ chức. Theo lời giải thích của
Tổng Thông Thiệu, Hoa Kỳ muốn ông từ chức và dù ông có muốn hay không thì một
số tướng lãnh trong quân đội cũng sẽ ép buộc ông phải ra đi. Ông hy vọng sự từ
chức của ông sẽ đem lại hòa bình và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ giúp cho quân
dội Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiến pháp, ông nhường chức lại cho Phó Tổng Thống
Trần Văn Hương. Cuối cùng, Tổng Thống Thiệu mong muốn quân đội, Cảnh sát quốc
Gia ủng hộ vị tân tổng thống”.(ghi chú: Cao Văn Viên: sách đã dẫn, trang 219)
Chiều
ngày 21 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh sài Gòn lien tục đọc thông cáo khẩn
cấp của Phủ Tổng Thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm phán
trong Tối Cao Pháp Viện và các vị giám sát trong Giám Sát Viện đến Dinh Độc Lập
dự phiên họp đặc biệt váo tối hôm đó, tuy nhiên thông báo không nói rõ lý do
của phiên họp nầy. Đúng 7 giờ rưởi tối hôm đó, Tổng Thống Nguyễn Văn thiệu đã
nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng toàn
the63 quốc dân đồng bào trong gần 2 tiếng đồng hồ và được trực tiếp truyền thanh
và truyền hình trên toàn quốc.
Tổng
Thốngh Thiệu trình bày các diễn tiến từ Hiệp Đinh Paris 1973 đến việc cộng sản
leo thang chiến tranh năm 1974, việc Cộng sản chiếm Phước Long mà không gặp
phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ để rồi từ đó tấn chiếm Ba Mê Thuột mở đầu cho sự
thất thủ mien Cao Nguyên, miền Trung và Duyên Hải. Ông Thiệu lên án đồng minh
Hoa Kỳ không giữ lời hứa tiếp tục viện trợ cho VNCH và ông nói rằng:
“Người
Mỹ từ chối giúp đở cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng minh như vậy là
một điều vô nhân đạo. Các ông để cho chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn
mưa đạn của địch. Đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo”
Ông
Thiệu nói thêm rằng: “Người Mỹ thường hãnh diện họ là những kẻ vô địch bảo vệ
cho chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới và sang tới năm (1976) họ sẽ ăn
mừng kỷ niệm 200 năm lập quốc, liệu người ta còn có thể tin tưởng vào những lời
tuyên bố của người Mỹ hay không?”. quay sang tình hình quốc nội, ông Thiệu nói
rằng: “Tại một vài nơi, quân đội của chúng ta đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng
tôi cũng phải nhìn nhận rằng có một vài cấp lãnh đạo quân đội, không phải tất
cả, đã tỏ ra hèn nhát. Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ tổng thống để lãnh đạo cuộc
kháng chiến tuy nhiên tôi không còn có thể cung cấp vũ khí đạn dược (vì người
Mỹ đã cúp viện trợ) để cho quân đội tiếp tục công cuộc chiến đấu. Nhân dân có
thể ghét tôi và họ cho rằng tôi sẽ là một chướng ngại vật cho hoa bình và do đó
tôi chỉ còn một giải pháp duy nhất, đó là từ chức”.
Ông
Thiệu nói rằng ông từ chức không phải vì áp lực của đồng minh, cũng không phải
vì những khó khăn về quân sự do Cộng Sản gây nên. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo
một số cường quốc trên thế giới thường tự hào là họ đã vượt qua được sáu, bảy
hay mười cơn khủng hoảng và sau nầy đã viết hồi ký tự đề cao mình như những bậc
anh hùng, như những chính khách vô cùng lỗi lạc, nhưng trong 10 năm lãnh đạo
miền Nam Việt Nam, từng năm, từng tháng, từ ngày, từng giờ ông Thiệu đã đương
đầu với mọi khó khăn như lá số tử vi của ông đã nói rõ.
Ông
Thiệu kết luận rằng:
“Tôi
sẳn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào nhưng sự sống còn của
cả một dân tộc không có thể mang ra mặc cả như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức
nhưng tôi không đào ngũ”. Sau đó ngừng một giây đồng hồ, ông Thiệu nói tiếp “Theo
hiến pháp, người thay thế tôi là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương”.
Sau
khi dứt lời ông Nguyễn Văn Thiệu bước xuống mời Phó Tổng Thống Trần văn Hương
lên tuyên thệ nhậm chức. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, tân Tổng Thống Trần Văn
Hương nhắn nhủ với quân đội:
“Chừng
nào các anh em còn tiếp tục chiến đấu, bao giờ tôi cũng đứng tôi cũng sẽ đứng
bên cạnh các anh em. Đất nước chúng ta đang rơi vào cơn thảm họa nhưng ước vọng
quý giá nhất của tôi là sẽ được đóng góp xương máu và chia xẻ mọi gian nguy của
các anh em ở chiến trường. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.
Sau
đó cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngồi vào ghế của Phó Tổng Thống và tân tổng
thống ngồi vào ghế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước đó để nghe Đại Tướng
Cao Văn Viên đọc nhật lệnh cho quân đội tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu và Thiếu
Tướng Nguyễn Khắc Bình kêu gọi các lực lượng cảnh Sát tiếp tục nhiệm vụ duy trì
an ninh trật tự trên toàn quốc.
Trong
khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc Lập, các đơn vị cuối cùng còn lại của
sư Đoàn 18 bắt đầu di tản ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đã chiến đấu vô
cùng anh dũng chống lại một lực lượng chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong
hơn hai tuần lễ. Khi cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống thì quân Cộng sản
đã tiến về tới Biên Hòa và bộ máy của cơ quan tình báo Mỹ CIA cùng tình báo của
Pháp cũng như Đại sứ là ông Jean-Marie Mérillon đã bắt đầu hoạt động ráo riết
để đưa cựu Đại Tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần Văn Hương nhằm thương
thuyết với Cộng Sản.
Trong
khi đó thì từ Hà Nội, Ban Bí Thư Đảng đã gửi điện văn số 316-TT/TW ngày 21
tháng 4 năm 1975 cho tất cả các chi bô Đang chỉ thị về việc chọn lựa cán bộ để
tiếp thu Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Chỉ thị nầy nói rằng ưu tiên dành cho
các cán bộ quê ở miến Nam, nếu trường hợp thiếu thì mới dùng cán bộ miền Bắc.
Ngoài ra chỉ thị nầy cũng ra lệnh phải điều động cán bộ khẩn trương để sớm đi
nhận nhiệm vụ. Chỉ thị nầy do Lê văn Lương, Ủy viện Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ
Chức đảng ký tên. (ghi chú: Văn kiện Đảng: trang 291-293)
Cũng
trong ngày 21 tháng 4, Tố Hữu thay mặt cho Ban Bí Thư gởi bức điện văn số 178
gởi cho “Anh Bảy” Phạm Hùng, “Anh Sáu Mạnh” Lê Đức Thọ và Thường Vụ Trung Ương
Cục về những chỉ thị của Bộ Chính Trị trong công tác tiếp quản thành phố Sài
Gòn bao gồm 156 mục tiêu quân sự, 122 mục tiêu chính trị và hành chánh, 103 mục
tiêu kinh tế v.v.. Chỉ thị nầy dài 7 trang giấy tuy nhiên chỉ là những chi tiết
về việc tiếp thu các cơ quan tại Sài Gòn và quan trọng nhất là việc thành lập
một Ủy Ban Quân Quản tại Sài Gòn-Gia Định cũng như là những ủy ban quân quản
của 11 quận đô thành. Chỉ hti5 cũng chú trọng đến việc tổ chức ngay các đội
quân cảnh, các đội cảnh sát, các đội tự vệ nhân dân ở địa phương để giữ gìn an
ninh trật tự, quản lý bọn ngụy quân, ngụy quyền, phát hiện bọn phản động lẫn
trốn và trấn áp bọn phản cách mạng hiện hành. Bản chỉ thị không hề đả đo65ng gì
đến chuyện thương thuyết hay hòa hợp hòa giải với thành phần thứ ba thứ tư nào
cả. (ghi chú: Văn kiện Đảng: trang 294-299)
No comments:
Post a Comment